Hormone estrogen là nội tiết tố nữ,ácđộngthếnàovớisinhlýpháiđẹta troi sinh là nhân vật phản diện được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng, một lượng nhỏ được sản xuất ở tuyến thượng thận và tế bào mỡ. Cơ thể của phụ nữ mang thai, nhau thai cũng tạo ra estrogen và progesterone để bảo vệ nhau thai tránh co thắt tử cung.
BS.CKII Trần Thùy Ngân, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết estrogen di chuyển trong máu và hoạt động khắp nơi trên cơ thể. Nó có vai trò định hình giới tính phái nữ như giúp ngực nở, bắt đầu kinh nguyệt. Estrogen còn hỗ trợ kiểm soát cholesterol, góp phần bảo vệ sức khỏe xương và ảnh hưởng đến não bộ, tim, da, tóc, đường tiết niệu và các mô trên cơ thể.
Theo bác sĩ Ngân, hormone estrogen ảnh hưởng đến toàn bộ yếu tố sinh lý, ngoại hình và sức khỏe của phái nữ.
Tác động sinh lý: Estrogen tham gia vào quá trình tạo kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, kích thích ham muốn tình dục, phát triển nang trứng có trong lớp vỏ buồng trứng, bôi trơn âm đạo, phát triển ngực, tiết sữa... Với nam giới, hormone này hỗ trợ hoạt động co thắt giúp tinh trùng đến gặp trứng, phát triển hoàn thiện cơ quan sinh dục.
Với ngoại hình: Estrogen hỗ trợ tóc mọc nhanh, mềm mượt; giúp khung xương nhỏ hơn, giảm khối lượng cơ bắp để phụ nữ có vóc dáng nhỏ hơn đàn ông. Thanh quản của nữ giới mỏng hơn, tạo chất giọng thanh và cao hơn nam nhờ có hormone này.
Vai trò với sức khỏe: Estrogen giúp da phụ nữ đàn hồi, căng, mịn, hồng hào, xương chắc khỏe nhờ gắn kết canxi vào khung xương. Hormone này còn hỗ trợ tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu để tim hoạt động nhịp nhàng, não bộ trung hòa các gốc tự do và duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, tăng khả năng tập trung.
Nồng độ estrogen trong cơ thể con người có thể thay đổi theo độ tuổi. Phụ nữ trưởng thành có lượng hormone estrogen bình thường 15-350 pg/mL, phụ nữ sau mãn kinh dưới 10 pg/mL, nam giới trưởng thành 10-40 pg/mL.
Lượng hormone estrogen trong cơ thể thấp hoặc cao đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ. Biểu hiện hormone estrogen thấp gồm giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, loãng xương, dễ gãy xương và móng tay, tóc xơ. Xuất hiện vết thâm, nám, rối loạn kinh nguyệt, tâm trạng thay đổi dễ gắt gỏng, lo âu và suy giảm trí nhớ cũng cảnh báo estrogen giảm.
Trường hợp có quá nhiều estrogen, phụ nữ có thể mắc các bệnh u xơ tử cung, ung thư vú, chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Estrogen tăng khiến phụ nữ dễ tăng cân, tích tụ mỡ nhiều ở hông, rụng tóc, thay đổi tâm trạng, bụng đầy hơi, bàn tay và chân lạnh, khó ngủ, mệt mỏi...
Hormone estrogen quan trọng với sức khỏe nữ giới nhưng tự ý bổ sung hormone bằng các loại thuốc tránh thai hay hormone thay thế có thể gây hại sức khỏe. Bổ sung hormone không đúng cách có thể gặp rủi ro như đau tim, buồn nôn, đau đầu, chảy máu bất thường và có thể gây ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, các vấn đề về túi mật, sỏi mật...
Phụ nữ có dấu hiệu bất thường về thiếu hoặc dư hormone estrogen nên đến gặp bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường để được khám và điều trị sớm.
Phương Nga
Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết - đái tháo đường tại đây để bác sĩ giải đáp |