Youtobe

"Chúng ta đang phải đi vay để ăn"Đại biểu (& bilibili

【bilibili】Giảm biên chế để cân đối ngân sách

"Chúng ta đang phải đi vay để ăn"

Đại biểu (ĐB) Phan Văn Khải (TP.HCM) nói ông hài lòng về tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2006 nhưng lại rất lo lắng về chất lượng sản phẩm. "Trước đây tôi cũng đã nói nhiều rồi nhưng chưa có chuyển biến",ảmbiênchếđểcânđốingânsábilibili nguyên Thủ tướng nhấn mạnh, "đến giờ thì không thể chậm trễ được, nó trở thành thách thức rất lớn khi chúng ta gia nhập WTO".  Ông đề nghị: "Chính phủ cần có chương trình chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm từ trung ương xuống địa phương, đến cả người dân".


Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận ở tổ - Ảnh: TTXVN

ĐB Phạm Chuyên (Hà Nội) góp ý: "Tôi muốn báo cáo của Chính phủ phải có sắc thái khác còn nếu như thế này thì vẫn giống bao nhiêu năm trước. Cái mà các ĐB muốn trong bản báo cáo của Chính phủ là một thái độ thẳng thắn đối mặt với những khó khăn, những nguy cơ mà đất nước đang và sẽ phải trải qua". Ông Chuyên nêu ra một vấn đề: "Tốc độ tăng chi tiếp tục lớn hơn tăng thu. Nếu một nền tài chính lành mạnh thì phải ngược lại hoặc chí ít là bằng nhau. Theo tôi, chúng ta đang gặp vấn đề trầm trọng - chi lớn hơn thu, có nghĩa rằng chúng ta đang phải đi vay để ăn. Thế mà trong báo cáo Chính phủ nói rằng cân đối đảm bảo. Tôi cho rằng không đảm bảo". Ông phân tích: "Chi thường xuyên, tức là chi cho hành chính năm 2006 tăng 5,4% nếu cộng cả chi cho việc điều chỉnh tăng lương sẽ là 6%, nó cao hơn tăng chi cho đầu tư phát triển. Thế mà Chính phủ không hề chỉ ra tại sao chi thường xuyên lại tăng cao như thế". Ông thẳng thắn nói: "Thủ tướng có nghĩ đến việc phải giảm biên chế để giải quyết mất cân đối thu - chi hay không ? Dứt khoát QH chúng ta phải yêu cầu Chính phủ quan tâm, phải có thái độ và giải pháp, không thể lơ mơ thế này".

Dẫn lời một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, ông Phạm Chuyên đề nghị Chính phủ phải có biện pháp để đến năm 2010 giảm 1/4 biên chế hành chính hiện nay, để góp phần giảm chi thường xuyên.

Chi tiền chưa đúng cách

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhận xét: "Việc Nhà nước còn cho bù lỗ giá dầu là không hiệu quả". Theo ông, nên bỏ bù lỗ và nếu có dành vốn đầu tư xây dựng các trường học, bệnh viện thì sẽ hiệu quả hơn. Trên thực tế, theo ông Thanh, mặc dù lực lượng bộ đội biên phòng tham gia rất tích cực vào việc chống xuất lậu xăng, dầu qua đường biên giới nhưng nếu vẫn còn bù lỗ giá dầu, tạo nên sự chênh lệch thì cũng "không thể ngăn chặn nổi".

Ở một góc độ khác, ĐB Nguyễn Mạnh Đức (Yên Bái) tỏ ý lo lắng về các công trình lớn được xây dựng với số vốn hàng ngàn tỉ đồng để phục vụ các sự kiện quan trọng như SEA Games, APEC..., nhưng sau khi sự kiện đã tổ chức thành công thì các công trình này sẽ được sử dụng như thế nào ? ĐB Đức tâm tư nói: "Hay như việc thực hiện các đề án thí điểm về tổ chức dạy nghề, cai nghiện ma túy ở một số địa phương, theo tôi biết thì có rất ít người nghiện cai nghiện được mà số tiền chi ra là rất lớn. Nên dừng việc thực hiện chương trình này". ĐB của tỉnh Yên Bái nhấn mạnh thêm: "Chúng ta phải thể hiện thái độ dứt khoát: chương trình, dự án nào không hiệu quả thì nhất định không chi tiền".

"Dân kêu vẫn không nghe thấy"

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải kể: có người nhà xây nhà để ở, mặc dù đã được cấp giấy phép xây dựng nhưng trong quá trình xây dựng có tới 21 lần bị các lực lượng kiểm tra. Kiểm tra rồi bảo xây thừa 2 cm.  "Dù chỉ là số ít nhưng nó gây mất lòng tin trong nhân dân" - ông tâm tư.

Thứ trưởng Bộ Công an Trương Hòa Bình cũng xác nhận: "Cải cách hành chính, các cơ quan đều thực hiện cơ chế một cửa, một dấu, nhưng mà dân kêu vẫn không nghe thấy. Cứ mỗi khi ra một luật mới thì là đẻ ra một bộ máy". Ông Bình cho rằng, cải cách hành chính, một dấu một cửa mới chỉ dừng lại ở các khẩu hiệu, thực chất hiệu quả chưa cao. Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân còn tồn tại nhiều, đặc biệt ở khâu cấp phép, quản lý đất đai.


Ảnh: L.Q.P-X.T
"Tại sao hệ thống chính quyền của ta đầy đủ như vậy, hệ thống chính trị như vậy mà cứ văn hóa đồi trụy, rồi xì ke ma túy, hết sức lộn xộn?".

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

 "Hệ thống chính trị của mình như một cỗ xe chạy trên tuyến đường gồ ghề. Máy nổ rất to nhưng vận tốc lại chậm. Hỏi tài xế, tài xế bảo là tại đường gồ ghề, hỏi đường thì đường nói tại xăng... tất cả là vòng luẩn quẩn, ở đâu cũng có lỗi nhưng không ai nhận".

Phó tổng thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình

Mạnh Quân - Tuyết Nhung - Xuân  toàn

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap