Youtobe

Khách Việt "sợ" Phú Quốc ?Escape, tờ báo chuyên v 789bet

【789bet】Chuyện gì đang xảy ra với du lịch Phú Quốc?

Khách Việt "sợ" Phú Quốc ?ệngìđangxảyravớidulịchPhúQuố789bet

Escape, tờ báo chuyên về du lịch hàng đầu của Úc, vừa công bố danh sách điểm đến hàng đầu (top trending) cho kỳ nghỉ lễ Phục sinh năm sau (cuối tháng 3). Hòn đảo của VN, Phú Quốc đã xuất sắc vượt qua Bali, Phuket để trở thành thiên đường mới của du khách Úc. Trước đó, Phú Quốc cũng là đại diện duy nhất của VN vào top hòn đảo tuyệt nhất thế giới năm 2023, do độc giả của tạp chí danh tiếng Condé Nast Traveler bình chọn (giải thưởng Readers' Choice Awards 2023)...

"Oanh tạc" các bảng xếp hạng quốc tế nhưng ở trong nước, thủ phủ du lịch miền Tây lại đang ngày càng thất thế. Đã 3 mùa cao điểm liên tiếp từ đầu năm đến nay, Phú Quốc bị đánh bật ra khỏi danh sách những điểm đến "hot" nhất với khách nội địa. Lượng khách đến không những không tăng mà còn có chiều hướng giảm so với 2022. Mới đây nhất, dịp lễ 2.9 đảo ngọc chỉ đón 62.544 lượt khách, ghi nhận mức giảm kỷ lục chưa từng có - giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng loạt nhà hàng, bãi biển, khu du lịch, dịch vụ ca nô vốn nổi tiếng ở thị trấn Dương Đông, An Thới hay khu vực nam đảo Phú Quốc đìu hiu thưa vắng khách. Khách sạn, resort cao cấp lẫn bình dân, công suất phòng khai thác chỉ đạt 20 - 30%. Trên khắp các trang mạng xã hội du lịch đảo Phú Quốc, "lướt" tới đâu cũng thấy tràn ngập lời ta thán chuyện vắng khách, ế phòng, thất thu.

Chuyện gì đang xảy ra với du lịch Phú Quốc? - Ảnh 1.

Nằm trong top những bãi biển đẹp nhất thế giới, song Phú Quốc đang ngày càng đánh mất vị thế thủ phủ du lịch miền Tây

CTV

Sau nhiều cuộc hội thảo, họp bàn, với các nguyên nhân được xác định là giá vé máy bay quá cao, dịch vụ đắt đỏ, nhiều doanh nghiệp hiện đã hạ giá dịch vụ, không tăng giá phòng..., nỗ lực xua tan hình ảnh xấu xí về giá cả dịch vụ, xóa bỏ danh xưng "điểm đến chỉ dành cho người giàu". Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa mấy khả quan.

"Năm ngoái vừa hết dịch xong mà tôi còn bán được nhiều tour Phú Quốc hơn năm nay. Đến mùa đẹp rồi mà giờ này vẫn chưa thấy khách nào hỏi đi Phú Quốc", chị Hà Trần Thanh Linh, đại lý bán lẻ dịch vụ du lịch tại Hà Nội, nói. Theo chị Linh, giá landtour Phú Quốc năm nay không tăng cao, thậm chí lưu trú vẫn còn nhiều giá phòng tốt. Nhưng vé máy bay nội địa tăng đã tác động đến lựa chọn của nhiều người.

Không chỉ vì giá vé máy bay, anh Huỳnh Thanh Hoàng, một hướng dẫn viên tự do tại Phú Quốc, cho biết khách Việt đang ngày càng "sợ" đảo ngọc vì tình trạng chặt chém. "Nhiều khách của tôi vừa hạ cánh tại sân bay đã hỏi trêu: "Bạn đi du lịch nước ngoài, người ta biết bạn có tiền. Còn nếu đi du lịch Phú Quốc, người ta biết bạn thừa tiền". Nghe họ nói vậy, tuy chạnh lòng nhưng tôi cũng không dám cãi. Phú Quốc mấy năm nay thay đổi nhiều, đã có tình trạng mất xe máy chứ không yên bình như xưa. Những nhà hàng phục vụ du lịch theo tour thì chất lượng hơi bèo, khách gọi thêm thì tính giá cao lắm. Có khách ăn xong than trời vì gọi thêm con cá chim mà tính tới 1,2 triệu đồng. Đến dân địa phương như bọn tôi mà nhiều lúc dẫn khách đi, tạt đại vào đâu đó ăn cơm mà cũng bị chém nữa là. Có bữa tôi ăn trưa hết 100.000 đồng, bạn tôi lò dò thế nào vào cái nhà hàng, bị tính cho 520.000 đồng. Là người cũng làm trong ngành du lịch, tôi thấy giá cả giờ đua nhau tăng, lấy cớ theo nhận dạng đẳng cấp dịch vụ nhưng thực tế lại theo hướng chụp giựt nhiều hơn", anh Hoàng nói.

Tìm cách tăng tốc du lịch Việt

Mạnh tay xử nạn "chặt chém"

Phú Quốc không phải trường hợp hiếm hoi rơi vào tình cảnh bị du khách quay lưng vì giá cả đắt đỏ. Hơn một thập kỷ trước, Sầm Sơn (Thanh Hóa) là một trong những điển hình về một "thủ phủ" du lịch để lại ấn tượng xấu trong lòng du khách vì tình trạng "chặt chém" hoành hành. Trong ký ức của nhiều người, Sầm Sơn là một bãi biển chen chúc người, cứ đi một quãng lại thấy những nhà hàng lụp xụp và những gánh hàng rong mời mọc du khách dọc bờ biển. Suốt một thời gian dài, Sầm Sơn được gắn mác "điểm du lịch mạo hiểm" vì nạn chặt chém, chèo kéo, ăn xin, buôn bán tràn lan, thiếu quy hoạch… làm du khách sợ hãi. Chính những điều đó khiến du khách đến Sầm Sơn ngày càng giảm đi.

Đến năm 2012, một chiến dịch ra quân mạnh mẽ đã được chính quyền địa phương thực hiện nhằm lấy lại hình ảnh cho bãi biển du lịch top đầu miền Bắc. Lãnh đạo thành phố (khi đó còn là thị xã) đã liên tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định về kinh doanh, thái độ phục vụ đối với khách du lịch. Giải pháp được kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua là công tác kiểm tra, xử phạt thông qua hệ thống đường dây nóng. "Đường dây nóng luôn có anh em túc trực. Khi có thông tin phản ánh, chúng tôi xác minh và sau 10 phút là phải có thông tin báo cáo lại cấp trên. Trong trường hợp có sai phạm, chúng tôi sẽ xử lý theo quy định pháp luật, nếu như hành vi sai phạm gây ảnh hưởng lớn, có thể sẽ truy tố trách nhiệm hình sự", lãnh đạo UBND TP.Sầm Sơn chia sẻ.

Từ năm 2021 đến nay, địa phương này còn áp dụng triệt để công nghệ khi tích hợp 155 camera nhận diện khuôn mặt để theo dõi và kịp thời xử lý các trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ô tô đậu, dừng không đúng nơi quy định; tự ý bán hàng rong nhỏ lẻ trên lòng đường, vỉa hè đô thị; các hành vi lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, để xe, vật liệu xây dựng trên các tuyến phố… Song song, TP.Sầm Sơn tích cực tuyên truyền cho người dân về chủ trương phát triển du lịch bền vững, thay đổi tư duy "ăn xổi", làm cho họ hiểu rằng chuyện ép giá một quả dừa, 2 bát cơm... không đem lại hiệu quả lâu dài. Ngược lại, nếu ứng xử thân thiện, người dân có thể kiếm tiền từ du khách rất nhiều lần.

Đến nay, tình hình an ninh trật tự, hiện tượng chèo kéo khách du lịch cơ bản đã không còn. Từ dịp nghỉ lễ 30.4 đến hết mùa cao điểm hè năm nay, Sầm Sớn đón trên 6 triệu lượt khách, nhưng không có một thông tin phản ánh nào về việc chặt chém, ép khách. Tận dụng thêm lợi thế cộng hưởng từ những mảnh ghép đang dần thành hình của tuyến xương sống cao tốc Bắc - Nam, Sầm Sơn đã lột xác trở thành điểm đến luôn nằm trong top "hot" nhất khu vực phía bắc, hướng tới TP du lịch biển vươn tầm quốc tế.

Theo ông Trương Công Tâm, Chủ tịch Hội Hướng dẫn viên chuyên nghiệp Phú Quốc, công tác quản lý dịch vụ du lịch tại Phú Quốc cần nhìn thẳng vào thực tế rằng công tác này còn nhiều hạn chế, cũng là nguyên nhân khiến du khách nản lòng. Phải thừa nhận ngành du lịch Phú Quốc vẫn còn nhiều bất cập, như một số xe vận chuyển khách du lịch nhỏ lẻ, chộp giật cố ý lấy giá thấp, tư vấn không đúng để lôi kéo khách, sau đó đưa vào các trung tâm mua sắm và những cơ sở kinh doanh không đúng chuẩn. Ở chợ đêm Phú Quốc thì tình trạng xe taxi, xe điện đậu tràn lan gây mất trật tự. Hay ở các bến tàu phía nam đảo Phú Quốc, nhiều tàu làm chưa đúng quy định theo an toàn hàng hải, xe chở khách vừa đến cảng thì hàng chục người ùa ra, vây lấy khách để bán hàng. "Chúng ta là điểm du lịch lớn mà những vấn đề đó không giải quyết thì gây bức xúc cho du khách. Đây là những vấn đề đã tồn tại từ lâu chứ không phải mới đây và là nguyên nhân chính khiến khách đến Phú Quốc sụt giảm", ông Tâm nhận định. 

"Nhiều khách hỏi tour Phú Quốc thấy giá cao cũng suy nghĩ không chốt. Mới sáng nay vừa có một bạn hỏi tính ra đảo nghỉ tết dương lịch, đặt vé máy bay thấy cao quá nên hỏi tôi xem combo có rẻ hơn không. Nhưng làm sao rẻ hơn được vì vé máy bay tăng đẩy giá combo tăng. Thế nên họ chuyển qua hỏi Đà Nẵng. Nói chung, năm nay chúng tôi ế Phú Quốc. Các đại lý to cũng kêu nhiều lắm".

Chị Hà Trần Thanh Linh,đại lý bán lẻ dịch vụ du lịch tại Hà Nội

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap