Phát biểu tại buổi họp báo của Bộ TT-TT chiều 5.10,ộCôngankhuyếncáotuyệtđốikhôngchomượnchothuêgiấytờcánhâxsmtrung thượng tá Phạm Công Hải, Phó trưởng Phòng 5 (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an), cho biết hoạt động tội phạm công nghệ cao hiện vẫn diễn biến phức tạp.
Các đối tượng lợi dụng những thế mạnh của công nghệ thông tin như tính mã hóa, tính bảo mật, tính xuyên biên giới để dễ dàng thực hiện các hành vi phạm tội. Quá trình điều tra, xử lý các vụ việc lại tốn rất nhiều thời gian, công sức của lực lượng chức năng.
Trong 9 tháng qua, Bộ Công an đã phối hợp rất chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ TT-TT rà soát và ngăn chặn trên 2.400 website, tài khoản ứng dụng vi phạm pháp luật.
Các website, tài khoản ứng dụng vi phạm pháp luật đã bị ngăn chặn như: các trang mạng hoạt động tổ chức đánh bạc, quảng cáo cờ bạc lô đề; trang mạng liên quan đến trò chơi có tính chất cờ bạc; website, tài khoản rao bán bằng cấp giả; những hội nhóm rao bán tài khoản cá nhân...
"Tội phạm công nghệ cao thường hoạt động theo quy mô quốc tế. Những nhóm này đặt trụ sở tại nước ngoài, sau đó lôi kéo người dùng trong nước tham gia hoạt động vi phạm pháp luật. Vì vậy, công an Việt Nam đã phối hợp cùng Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) để điều tra, bóc gỡ các đường dây tội phạm", ông Hải cho hay.
Không nhận chuyển khoản ngân hàng cho người không quen biết
Để giúp người dân phòng tránh lừa đảo trực tuyến, công nghệ cao, ông Phạm Công Hải khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi điện thoại cố định mà người gọi tự xưng là cán bộ cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng công an để thông báo yêu cầu cung cấp qua điện thoại thông tin phục vụ điều tra.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần thường xuyên kiểm tra, rà soát, cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các trang, tài khoản mạng xã hội; không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng của mình cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch của người đó; không nhấp vào đường link hoặc mở các tệp đính kèm trong thư điện tử, tin nhắn được gửi từ địa chỉ không xác định.
Trường hợp nhận được tin nhắn vay mượn tiền hoặc nhờ chuyển khoản tiền, người dân cần xác minh lại thông tin; kiểm tra kỹ thông tin website khi thực hiện các giao dịch trực tuyến. Các website chính thức của tổ chức, doanh nghiệp sẽ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn như dùng giao thức "https".
Ngoài ra, người dân tuyệt đối không được cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân, không nhận mở tài khoản, chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản ngân hàng cho người không quen biết.
Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết.