Youtobe

Hôm qua (3.10), Hội đồngNobelđã công bố những chủ nhân mới của giải Nobel Vật lý 2023. Theo đó, bộ b xsmb hom nay

【xsmb hom nay】Nobel Vật lý cho công trình khai phá thế giới hạt electron

Hôm qua (3.10),ậtlýchocôngtrìnhkhaipháthếgiớihạxsmb hom nay Hội đồng Nobel đã công bố những chủ nhân mới của giải Nobel Vật lý 2023. Theo đó, bộ ba nhận giải thưởng lần lượt là Giáo sư danh dự Pierre Agostini của Đại học bang Ohio (Mỹ); Giáo sư Ferenc Krausz của Viện Max Planck về quang học lượng tử và Đại học Ludwig Maximilian ở Munich (Đức); Giáo sư Anne L'Huillier của Đại học Lund (Thụy Điển).

Nobel Vật lý cho công trình khai phá thế giới hạt electron - Ảnh 1.

Các nhà vật lý Anne L’Huillier, Ferenc Krausz và Pierre Agostini (từ trái sang phải)

ảnh: Reuters

Các công trình nghiên cứu của họ tập trung vào nỗ lực khám phá thế giới hạt electron. Các hạt electron di chuyển với tốc độ nhanh đến nỗi giới khoa học trước đây chưa bao giờ nghĩ rằng họ có thể theo dõi được chuyển động của chúng. Để đo lường các chuyển động của electron, họ sử dụng đơn vị tính bằng atto giây (1×10−18 của giây), viết tắt là as.

Tuy nhiên, bộ ba đoạt giải Nobel Vật lý 2023 thành công nghĩ ra biện pháp tạo nên những xung cực ngắn của ánh sáng để đo đạc tiến trình các electron di chuyển hoặc nạp năng lượng. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ca ngợi họ đã có công cung cấp cho nhân loại những công cụ mới để khám phá thế giới các electron bên trong nguyên tử và phân tử.

CNN dẫn lời nhà vật lý học Bob Rosner, Chủ tịch Hiệp hội Vật lý Mỹ, giải thích: "Những người vừa đoạt giải Nobel Vật lý mang đến công cụ cho phép con người quan sát quá trình tạo thành phân tử". "Thử tưởng tượng bạn xây một ngôi nhà. Bạn có nền nhà, các bức tường, nóc nhà và những thứ khác. Bất kỳ thứ gì phức tạp đều cần có một trình tự cụ thể. Đối với trường hợp phân tử, nếu không nắm được trình tự chính xác, bạn không thể "lắp ráp" thành công một phân tử", Giáo sư Rosner diễn giải.

Vào thời điểm hiện tại, kiến thức khoa học về atto giây mới dừng lại phục vụ cho nỗ lực tìm hiểu vũ trụ của chúng ta chứ vẫn chưa có những ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn tại buổi công bố, Giáo sư L'Huillier hy vọng theo thời gian những hiểu biết trong lĩnh vực này có thể dẫn đến sự ra đời của những dòng thiết bị điện tử thế hệ mới, cũng như các công cụ chẩn đoán bệnh tật "siêu hơn" hiện nay.

"Khoa học về atto giây cho phép chúng ta giải quyết những câu hỏi cơ bản của tất cả mọi thứ, chẳng hạn như khung thời gian của hiệu ứng quang điện mà nhờ đó Albert Einstein giành được Nobel Vật lý 1921", theo bà Eva Olsson, Chủ tịch Ủy ban Nobel về Vật lý.

Năm nay đánh dấu giải Nobel Vật lý thứ 117 kể từ năm 1901. Giáo sư L'Huillier là phụ nữ thứ 5 được nhận giải thưởng ở nội dung này. Bà cũng là người đầu tiên trong bộ ba khám phá về cơ chế của atto giây từ năm 1987, đặt nền móng cho những bước đột phá tiếp theo. Công trình nghiên cứu của Giáo sư Agostini và Giáo sư Krausz được thực hiện sau đó và đạt thành tựu vào năm 2001. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap