Sáng 23.11,útBHXHmộtlầnRấtkhóđểcómộtphươngánchỉtoànưuđiểth77 tha bet Quốc hội thảo luận về dự án luật BHXH sửa đổi. Dự thảo luật đưa ra 2 phương án về rút BHXH một lần, nhiều đại biểu nhận định cả 2 vẫn chưa thực sự tối ưu, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, lấy thêm ý kiến đối tượng chịu tác động.
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho hay, rút BHXH một lần là vấn đề lớn, nhạy cảm; vừa có tính chất chính trị - xã hội, vừa có tính chất chuyên môn rất cao. Do đó, Chính phủ và ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu thấu đáo.
Kết quả tổng hợp cho thấy có 5 nguyên nhân dẫn tới người lao động rút BHXH một lần, trong đó nguyên nhân chính là khó khăn về kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn này, việc xây dựng phương án về rút BHXH một lần sẽ phải hướng tới đồng thời 2 mục tiêu. Thứ nhất là đáp ứng nhu cầu chính đáng của người tham gia BHXH về quyền rút BHXH. Thứ hai là giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người dân khi về già có lương hưu, trang trải cuộc sống.
Với những mục tiêu ấy và trong bối cảnh hiện tại, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng sẽ khó đưa ra một phương án tối ưu theo kiểu chỉ có ưu điểm, mà chỉ có thể lựa chọn phương án nào nhiều ưu điểm hơn.
Đề cập tới phương án 2 mà dự thảo đưa ra (cho phép rút BHXH một lần nhưng không quá 50% - PV), ông Dung nói đây là phương án đã được tính toán rất kỹ, không thể tối ưu hơn trong tất cả các phương án hiện nay.
Người đứng đầu Bộ LĐ-TB-XH cho biết, con số 50% ở đây là về thời gian đóng chứ không phải mức đóng. 50% giữ lại là dành cho chính người lao động, được ghi rõ trong sổ BHXH.
Với 50% này, người lao động tiếp tục được hưởng các quyền lợi BHXH, khi họ quay trở lại tham gia thì được cộng hưởng tiếp thời gian đóng, còn nếu không tham gia thì đến tuổi nghỉ hưu sẽ hưởng trợ cấp hàng tháng.
Phương án này cũng đảm bảo quyền của người tham gia BHXH về việc được hưởng BHXH một lần, công bằng với tất cả người tham gia BHXH trước và sau khi luật sửa đổi có hiệu lực; phù hợp với khuyến nghị của các tổ chức thế giới, khắc phục được vướng mắc đang tồn tại, giữ chân người lao động…
Trợ cấp hưu trí hướng tới tiệm cận tuổi nghỉ hưu
Một nội dung khác được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung đề cập, đó là trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo ông Dung, đây là vấn đề mà Chính phủ, ban soạn thảo đã bám sát tinh thần Nghị quyết 28 của T.Ư về cải cách chính sách bảo hiểm để cân nhắc, trình Quốc hội.
Trợ cấp hưu trí cũng là tầng đầu tiên trong hệ thống BHXH đa tầng theo định hướng của Nghị quyết 28. Theo đó, trợ cấp hưu trí do ngân sách nhà nước đảm bảo cho người lao động cao tuổi, không có lương hưu, không có BHXH hàng tháng.
Bộ trưởng cho hay, dự thảo luật đề xuất điều chỉnh giảm độ tuổi của người hưởng trợ cấp hưu trí từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi. Và trong tương lai, độ tuổi này sẽ tiếp tục giảm dần, tiến tới tiệm cận tuổi nghỉ hưu.
Tuy vậy, sự điều chỉnh như thế nào thì phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng của ngân sách nhà nước. "Điều chỉnh thời điểm nào, mức nào sẽ do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định", ông Dung nói.
Vẫn theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH, để linh hoạt về quy định mức hỗ trợ kinh phí cho trợ cấp hưu trí cũng như thai sản, phụ nữ, trẻ em…, dự thảo luật đề xuất giao cho Chính phủ quy định. "Tất cả các mức quy định về tiền sẽ giao cho Chính phủ, như vậy để phù hợp và linh hoạt hơn", ông Dung cho hay.